Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CH4 là x mol ⇒ nCO = 2x; nC3H6 = 20 – 3x

Bảo toàn C:

nCO2 = 3.(20 – 3x) + 2x + x = 24 ⇒ x = 6 mol

⇒ mX = mCO + mCH4 + mC3H6 = 12. 28 + 6.16 + 2.42 = 516

⇒ MX = 516 : 20 = 25,8 ⇒ dX/H2 = 12,9

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH, thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút, thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. Công thức cấu tạo của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH, thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút, thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. Công thức cấu tạo của X là


Đáp án:

Ta có: nO2 = 0,135 mol

nCO2 = u (mol), nH2O = v (mol)

=> 44u - 18v = 1,53

BTKL ta có: 44u + 18v = 2,07 + 0,135.32

=> u = 0,09 và v = 0,135

=> nZ = v - u = 0,045

=> MZ = 46: C2H5OH

MT = 30: C2H6

=> Y: C2H5COONa

=>X: C2H5COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.


Đáp án:

nMnO2 = 0,8 mol

VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.

Phương trình phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2

→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2

Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.

CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.

Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.

CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp, trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen ngày nay sản xuất từ cumen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế phenol theo hai cách và so sánh ưu điểm và hạn chế của hai cách.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen ngày nay sản xuất từ cumen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế phenol theo hai cách và so sánh ưu điểm và hạn chế của hai cách.



Đáp án:

Điều chế phenol:

- Cách 1: từ clobenzen

C6H5Cl +  NaOH  →   C6H5ONa  +   HCl

C6H5ONa  +   HCl  →   C6H5OH +  NaCl

- Cách 2: từ cumen
Theo phương pháp hiện nay (cách 2) : rẻ tiền, ít ô nhiễm môi trường.


 

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ). b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C). c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 


Đáp án:

Phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M).

b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,672 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 18,5. Cô cạn dung dịch X thu được b gam muối. Giá trị của a và b lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,672 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 18,5. Cô cạn dung dịch X thu được b gam muối. Giá trị của a và b lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có: nZn = 6,5 : 65 = 0,1 mol

nY = 0,03 mol

Gọi số mol của NO: x mol; N2O: y mol

Ta có: x + y = 0,03 (1)

30x + 44y = 0,03.2.18,5 = 1,11 (2)

Từ (1), (2) => x = y = 0,015 mol

BT e : ta có 2nZn = 3nNO + 8nN2O => 0,2  3.0,015 + 8.0,015 = 0,165

=>Tạo ra muối NH4NO3

BT e ta có: 2nZn = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3

=> nNH4NO3 = (2.0,1 – 3.0,015 – 8.0,015) : 8 = 0,035 mol

=>nHNO3 = 2nZn(NO3)2 + nNO + 2nN2O + 2nNH4NO3

=> nHNO3 = 2.0,1 + 0,015 + 2.0,015 + 2.0,035 = 0,315 mol

m muối = mZn(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.189 + 0,035.80 = 21,7 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…