Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch , rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là A, khối lượng ban đầu là 1(gam), lượng kim loại A tham gia phản ứng là x(mol)

A + Pb(NO3)2 → A(NO3)2 + Pb (1)

Theo (1) :

1 mol A (A gam) → 1 mol Pb (207 gam) khối lượng tăng (207-A) gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng tăng (207-A).x gam

% khối lượng tăng = (207-A).x/1 . 100% = 19% (*)

A + Cu(NO3)2 → A(NO3)2 + Cu (2)

Theo (2):

1 mol A (A gam) → 1 mol Cu (64 gam) khối lượng giảm (A - 64)gam

⇒ x mol A phản ứng → khối lượng giảm (A - 64).x gam

% khối lượng giảm =  (A - 64).x/1 . 100% = 9,6% (**)

Từ (*) và (**) => [207 - A]/[A - 64] = 19/9,6 => A = 112. Vậy A là Cd.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

Đáp án:
  • Câu A. 35,7 gam

  • Câu B. 36,7 gam

  • Câu C. 53,7gam

  • Câu D. 63,7 gam

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2 . Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2 . Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,6 gam Gly-Gly phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có: nGly-Gly = 0,05 mol

nNaOH = 0,2 mol

=> nH2O = 0,05 mol

BTKL: mGly-Gly + mNaOH = mrắn => mrắn = 13,7 gam

Xem đáp án và giải thích
Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie (Mg); kẽm (Zn); sắt (Fe); nhôm (Al). Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie (Mg); kẽm (Zn); sắt (Fe); nhôm (Al). Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3


Đáp án:

S + Mg --t0--> MgS

S + Zn --t0--> ZnS

S + Fe --t0--> FeS

3S + 2Al --t0--> Al2S3

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:

Công thức X=F X=Cl X=Br X=I X = H
CH3 X -78 -24 4 42 -162
CHX3 -82 61 150 Thăng hoa 210 -162
CH3 CH2X -38 12 38 72 -89
CH3 CH2CH2X -3 47 71 102 -42
(CH3 )2CHX -10 36 60 89 -42
C6H5X 85 132 156 188 80

a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?

b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.


Đáp án:

a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi

- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.

- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)

     + nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I

     + nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.

b) Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.

- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…