Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây: a) Qùy tím. b) Natri hiđroxit. c) Bari hiđroxit. d) Natri oxit e) Cacbon đioxit. Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
- Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:

a) Qùy tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Bari hiđroxit.

d) Natri oxit

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.


Đáp án:

Chọn thuốc thử Ba(OH)2

Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.

- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 và các ống nghiệm chứa các axit đó:

Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4

⇒ Nhận biết được ống chứa HCl (không có hiện tượng gì)

- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:

Kết tủa tan được và có khí bay ra BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3

Kết tủa không tan trong axit là BaSO4, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp ?

Đáp án:
  • Câu A. CH3 –CH3

  • Câu B. CH2=CH–Cl

  • Câu C. CH2=CH2

  • Câu D. CH2=CH–CH2 =CH

Xem đáp án và giải thích
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH. a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)? b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.


Đáp án:

a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).

nCO2 = 0,07 mol

nNaOH = 0,16 mol

nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.

Phương trình hóa học của phản ứng :

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol

Khối lượng chất dư sau phản ứng:

mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.

b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol

⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.

(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:

Đặt tỉ lệ: T = nNaOH/nCO2

Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư

Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư

Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới tính chất hóa học của este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Chất Y tan vô hạn trong nước.

  • Câu B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O

  • Câu C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken

  • Câu D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?


Đáp án:

Công thức chung của các chất trên là CnH2n-2O2

CnH2n – 2O2+ 1,5(n-1)O2 → nCO2 + (n-1)H2O

nCO2= nkết tủa = 0,18 mol

Gọi x là số mol của H2O => nO2 phản ứng = 3x/2

Bảo toàn khối lượng ta có: mhh+ mO2 = mCO2 + mH2O

=> 3,42 + 3x/2.32 = 44.0,18 + 18x => x = 0,15 mol

mCO2 + mH2O = 10,62 gam < m kết tủa

=> mdd giảm = 18 – 10,62 = 7,38 gam

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Dùng H2O nhận biết CaO.

Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.

Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…