Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen:
a) Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).
b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
a) Phương trình phản ứng:
C6H6 + Br2 --Fe--> C6H5Br + HBr.
b) nC6H5Br = 15,7 / 157 = 0,1 mol.
Theo pt: nC6H6 = nC6H5Br = 0,1 mol.
Do H = 80% nên:
mC6H6 = 0,1. 78 : 80% = 9,75(g)
Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion
Ta có phương trình ion:
Ag + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước, sau phản ứng:
Thí dụ 2: Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion.
Ta có phương trình hóa học.
2Na+ SO3 2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2
2H+ + SO32- → H2O + SO2
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Ta có: nH2 = nZn ban đầu = 0,25 mol
=> V = 0,25.22,4 = 5,6 lít
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z thu 0,075 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y: (Cho H = 1; C =12; O = 16; Na=23)
Câu A. CH2 = CHCOOC2H5 và CH3COOCH = CHCH3
Câu B. HCOOCH2CH = CHCH3 và CH3COOCH2CH = CH2
Câu C. C2H5COOCH2CH = CH2 và CH3CH = CHCOOC2H5
Câu D. CH3COOCH2CH = CH2 và CH2 = CHCOOC2H5
Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?
Không thế mô tả sự chuyển động của electron bằng các quỹ đạo chuyển động, vì electron là hạt vi mô chuyển động rất nhanh. Không thể xác định được chính xác vị trí của electron.
Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào
Gọi nguyên tử khối của kim loại R là R và có hóa trị là x (x = 1, 2, 3, 4)
4R + xO2 --t0--> 2RROx
4 → x → 2 mol
Theo đề bài ta có: mO2 = 40/100 . mR
<=>32x = 0,4.4.MR
=> MR = 20x
x | 1 | 2 | 3 |
MR | 20 (loại) | 40 (Canxi) | 60 (loại) |
Vậy R là Canxi (Ca).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet