Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem cô cạn dung dịch đến khô, thu được lượng muối khan là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem cô cạn dung dịch đến khô, thu được lượng muối khan là gì?


Đáp án:

nNaOH = 1,1 mol; nH3PO4 = 0,4 mol

2 < nNaOH : nH3PO4 < 3 ⇒ Tạo 2 muối Na3PO4 (x mol) và Na2HPO4 (y mol)

3NaOH (3x) + H3PO4 (x) → Na3PO4 (x mol) + 3H2O

2NaOH (2y) + H3PO4 (y) → Na2HPO4 (y mol) + 2H2O

nNaOH = 3x + 2y = 1,1 mol;

nH3PO4 = x + y = 0,4 mol

⇒ x = 0,3 mol → mNa3PO4 = 49,2 gam; y = 0,1 mol → mNa2HPO4 = 14,2 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết công thức của các hợp chất sau đây: a) Bari oxit b) Kali nitrat c) Canxi clorua d) Đồng(II) hidroxit e) Natri Sunfit f) Bạc oxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức của các hợp chất sau đây:

a) Bari oxit

b) Kali nitrat

c) Canxi clorua

d) Đồng(II) hidroxit

e) Natri Sunfit

f) Bạc oxit


Đáp án:

a) Bari oxit: BaO

b) Kali nitrat: KNO3

c) Canxi clorua: CaCl2

d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2

e) Natri Sunfit: Na2SO3

f) Bạc oxit: Ag2O

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu gì?


Đáp án:

Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích
 Ngâm một kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau một thời gian thu dược 4,368 lit khí H2 (đktc) và khối lượng kim loại giảm 3,51 gam. Xác định kim loại đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Ngâm một kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau một thời gian thu dược 4,368 lit khí H2 (đktc) và khối lượng kim loại giảm 3,51 gam. Xác định kim loại đã dùng


Đáp án:

 Bảng biện luận:

n 1 2 3
M 9 18 27

    Vậy kim loại M là nhôm (Al)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…