Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là


Đáp án:

M ↑ = 34,82 => CH5N (0,16); C2H7N (0,06 mol)

Muối gồm A(COONa)2 (3e mol) và NH2-B-COONa (5e mol)

=> n↑ = 2.3e + 5e = 0,22 => e = 0,02 mol

mmuối = 0,06.(A + 134) + 0,1. (B + 83) = 20,34 => 3A + 5B = 200 => A = 0; B = 40 Muối gồm (COONa)2 (0,06); NH2-C3H4-COONa (0,1)

Kết hợp số mol 2 khí nên ta có:

X: CH3NH3OOC -COONH3C2H5 (0,06)

Y: NH2 - C3H4 - COONH3CH3 (0,1) => %mX = 45,36%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau đây: (a) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.. (d) Trong mật ong chứa nhiều fructozo. (e) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích: a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol? b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.

Giải thích:

a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?

b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?


Đáp án:

a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)

Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.

Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm

Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.

b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
 Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên bằng bao nhiêu?


Đáp án:

M-[HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO]-n = 27346 đvC

→ 226n = 27346 → n = 121.

M-[NH(CH2)5CO]-n= 17176 đvC

→ 113n = 17176 → n = 152.

Xem đáp án và giải thích
Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày các phương án phân biệt các dung dịch nói trên.


Đáp án:

Dùng Ba(OH)2 vào các dd:

Không xuất hiện dấu hiệu là NaNO3

Xuất hiện kết tủa là trắng là gồm

Mg(NO3)2 + Ba(OH)2→ Ba(NO3)2 + Mg(OH)2

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Xuất hiện kết tủa trắng có lẩn màu xanh là gồm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

Xuất hiện kết tủa xanh gồm:

Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2

CuSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Cu(OH)2

Lọc lấy các kết tủa mỗi phần hòa tan vào dd HCl

Cho dd HCl dư vào hai kết tủa trắng

Kết tủa tan hết trong dd HCl thì dd ban đầu là Mg(NO3)2

do phản ứng Mg(OH)2 +2HCl → MgCl2 + H2O

Kết tủa tan một phần còn một phần không tan  do BaSO4) là MgSO4

Tương tự muối Fe và Cu

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…