Bài tập biện luận công thức của este dựa vào phản ứng xà phòng hóa
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z thu 0,075 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y: (Cho H = 1; C =12; O = 16; Na=23)


Đáp án:
  • Câu A. CH2 = CHCOOC2H5 và CH3COOCH = CHCH3

  • Câu B. HCOOCH2CH = CHCH3 và CH3COOCH2CH = CH2

  • Câu C. C2H5COOCH2CH = CH2 và CH3CH = CHCOOC2H5

  • Câu D. CH3COOCH2CH = CH2 và CH2 = CHCOOC2H5 Đáp án đúng

Giải thích:

Ta có: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,15 mol; ⇒ nancol = n(muối) = neste = nNaOH = 0,15 mol; ⇒ M(tb)ancol = 7,8 : 0,15 = 5,2; ⇒ Hai ancol đó có C2H5OH (M = 46) và C3HxO. Dựa vào 4 đáp án ta suy ra được ngay ancol còn lại phải là CH2=CH-CH2OH hay C3H6O. ⇒ Loại đáp án A và B; Đặt nC2H6O = a, nC3H6O = b; a + b = 0,15, 46a + 58b = 7,8; ⇒ a = b = 0,075 mol; Ta có: meste = mmuối + mancol - mNaOH = 15 g; Đặt công thức este là RCOOC2H5 và R'COOC3H5. 0,075.(R + 67) + 0,075.(R' + 67) = 13,2R + R' = 42; Thử đáp án C và D, ta thấy đáp án D thỏa mãn với R' là gốc CH3- (M=15) và R là gốc CH2=CH (M=27).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Có các phát biểu sau: (a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất. (b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên. (c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá. (d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. (e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.

Có các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.

(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.

(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(a) Sai vì phản ứng chưa xảy ra, chất lỏng phân lớp.

(c) Sai vì mục đích chính của việc thêm NaCl là để tách muối natri của axit béo (xà phòng).

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng), thu được NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, không thấy có kết tủa. Quặng đã hòa tan là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng), thu được NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, không thấy có kết tủa. Quặng đã hòa tan là


Đáp án:

Hemantit chứa Fe2O3 không tạo NO2 nên loại

Xiderit (FeCO3) tạo NO2 và CO2 (loại)

Pirit (FeS2) tạo có kết tủa với BaCl2 (loại)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về công thức của sắt (III) hiđroxit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3

  • Câu B. Fe(OH)3

  • Câu C. Fe3O4

  • Câu D. Fe2(SO4)3

Xem đáp án và giải thích
Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: Fe3O4: x mol, Fe(NO3)3: y mol, Cu: z mol

Giả sử muối tạo thành là CuSO4 (z mol), Fe2(SO4)3: 0,5.(3x + y) mol

Ta có: 232x + 242y + 64z = 33,2g (1)

BTNT S => 3.0,5(3x + y) + z = 0,48

→ 4,5x + 1,5y + z = 0,48 (2)

BT e ta có : x + 2z = 3nNO = 3.3y = 9y (BTNT N => nNO = 3y )

→ x - 9y + 2z = 0 (3)

Từ 1,2, 3 => x = 0,06 mol ; y = 0,04 mol ; z = 0,15 mol (Thỏa mãn)

→ m muối = mCuSO4 + mFe2(SO4)3 = 0,15.160 + 0,11.400 = 68 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau: a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).. b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở. c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao người ta thực hiện các quá trình sản xuất trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang)..

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 - 950oC để sản xuất vôi sống miệng lò hở.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).


Đáp án:

a) Phản ứng trong lò cao:

C + O2( k) → CO2 (k )

C + CO2 (k) → 2CO (k)

FeO + CO (k) → Fe + CO2 (k) ΔH> 0

Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.

b) Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 (k) ΔH> 0

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng). Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…