Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?


Đáp án:

Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá vì metan có nhiều trong khí thiên nhiên và sản phẩm chế biến dầu mỏ, còn phương pháp đi từ đá vôi tốn năng lượng nhiều hơn lại cho khí axetilen có lẫn nhiều tạp chất khí H2S, NH3, PH3 những khí độc có hại, giá thành cao hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A. a) Tính khối lượng kết tủa thu được. b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 2,8 g CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít CO2(đktc) vào dung dịch A.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Khi đun nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là bao nhiêu?


Đáp án:

a) Số mol CaO là nCaO = 0,05 mol

Số mol CO2 là nCO2 = 0,075 mol

nCaCO3 = nCO2 pư = nCa(OH)2 = 0,05 mol

nCO2 dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 (mol)

CaCO3 tạo thành 0,05 (mol) bị hòa tan 0,025 (mol)

Số mol CaCO3 còn lại 0,05 – 0,025 = 0,025 (mol)

Khối lượng CaCO3 là m = 0,025. 100 = 2,5 (g)

b. Khi đun nóng dung dịch A

Khối lượng kết tủa tối đa thu được là m = (0,025 + 0,025).100 = 5g

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.


Đáp án:

Lấy vào mỗi ống nghiệm đã đánh số thứ tự tương ứng 1 lượng chất đã cho.

- Cho vào mỗi ống nghiệm 1 lượng dung dịch brom trong CCl4.

Ống nghiệm nào làm nhạt màu dung dịch brom là xilcohexen

- Tiếp tục cho vào 2 ống nghiệm còn lại 1 lượng HNO3/H2SO4 đặc.

Ống nghiệm nào tạo chất lỏng màu vàng là benzen

Mẫu còn lại là xiclohexan.

Xem đáp án và giải thích
Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn


Đáp án:

- Sáu nguyên tố hóa học đứng sau nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm.

- Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì I).

Xem đáp án và giải thích
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


Đáp án:

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…