Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích:

- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.


Đáp án:

Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH = 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.

Phản ứng đốt cháy:  CnH2mOm    + nO2  -t0-> nCO2   + mH2O

                                        1                                  n                 m

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

nH2O:nCO2 = m/n = 33/18 : 88/44 = 11/16 : 2 = 11/12

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau : a) MgSO4 + NaNO3 ; b) Pb(NO3)2 + H2S ; c) Pb(OH)2 + NaOH ; d) Na2SO3 + H2O ; e) Cu(NO3)2 + H2O ; g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2; h) Na2SO3 + HCl; i) Ca(HCO3)2 + HCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) MgSO4 + NaNO3 ;

b) Pb(NO3)2 + H2S ;

c) Pb(OH)2 + NaOH ;

d) Na2SO3 + H2O ;

e) Cu(NO3)2 + H2O ;

g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2;

h) Na2SO3 + HCl;

i) Ca(HCO3)2 + HCl


Đáp án:

a) Không phản ứng

b) Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+

c) Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O

d) SO32- + H2O ↔ HSO3- + OH-

e) Cu2+ + 2HOH ↔ Cu(OH)+ + H+

g) HCO3- + OH- ↔ CO32- + H2O

h) SO32- + 2H+ ↔ SO2↑ + H2O

i) HCO3- + H+ ↔ CO2↑ + H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Đổi: 400ml = 0,4 lít

Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,2. 0,4 = 0,08 mol

Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,08 = 10,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là?


Đáp án:

Chất béo + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3

nNaOH = 3nglixerol = 0,3mol

Bảo toàn khối lượng: m = 89 + 0,3 . 40 - 9,2 = 91,8g.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của V
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam trimetylamin, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc phản ứng thì thoát ra V lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 4,48.

  • Câu B. 1,12.

  • Câu C. 3,36.

  • Câu D. 2,24.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…