Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc nhóm mấy, chu kì mấy?


Đáp án:

P + N + E = 13 ⇒ 2P + N = 13

P < N < 1,5P

⇒ 3,7 < P < 4,3 ⇒ P = E = 4 ⇒ cấu hình e: 1s22s2 ⇒ chu kì 2 nhóm IIA

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hai bình, một đựng khí oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình, một đựng khí oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.


Đáp án:

Cho hai khí đi qua dung dịch KI có pha hồ tinh bột, dung dịch tạo màu xanh thì khí dẫn vào là O3, còn lại là O2.

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 ↑ .

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,05 M thu được kết tủa X và dd Y. Cho biết khổi lượng dd Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dd Ca(OH)2 ban đầu?


Đáp án:

nCa(OH)2 = 0,05.2=0,1 mol

T = nCO2 : nCa(OH)2 = 0,16/0,1 = 1,6 → 1 < T < 2 → tạo cả muối CaCO3 và Ca(HCO3)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O     

0,1……….0,1…………0,1

→ Số mol CO2 dùng để hòa tan kết tủa là: 0,16 – 0,1 = 0,06 mol

CO2       +    CaCO3  + H2O     → Ca(HCO3)2

0,06     →      0,06

→ Số mol kết tủa còn lại là: 0,1 – 0,06 = 0,04 mol

→ m ↓ = mCaCO3 = 0,04.100 = 4g

→ mdd tăng = mCO2 - mCaCO3 = 0,16.44 - 4 = 3,04g

Xem đáp án và giải thích
Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa, giá trị của V là bao nhiêu?


Đáp án:

0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl)

Fe  -->  Fe3+    + 3e

0,1          0,1         0,3

Cl2   + 2e  --> 2Cl    --> AgCl

a          2a         2a                a

Ag+  + e    --> Ag

b           b           b

bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1)

khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2)

giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?


Đáp án:

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol. Các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

Xem đáp án và giải thích
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y, pH của dung dịch Y là bao nhiêu?


Đáp án:

2Cu(NO3)2 -H = 80%→ 2CuO + 4NO2 (4x) + O2 (x mol)

mc/rắn giảm = mkhí = 6,58 – 4,96 = 1,62 gam ⇒ mNO2 + mO2 = 1,62

46. 4x + 32x = 1,62 ⇒ x = 0,0075 mol

nNO2 = nHNO3 = nH+ = 0,03 ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1,0

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…