Lý thuyết về tính chất hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?


Đáp án:
  • Câu A. Fe, Ni, Sn Đáp án đúng

  • Câu B. Zn, Cu, Mg

  • Câu C. Hg, Na, Ca

  • Câu D. Al, Fe, CuO

Giải thích:

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl. - Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3. Vậy các kim loại vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là Mg, Zn, Al, Fe, Ni và Sn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất xúc tác là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất xúc tác là gì?


Đáp án:

Chất xúc tác là  chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 5,44 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:10. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,04 gam, dung dịch muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 5,44 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:10. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,04 gam, dung dịch muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch là         


Đáp án:

Giải

Ta có: 7x + 10x = 5,44 => x = 0,32

=> mFe = 0,32.7 = 2,24 gam

=> mCu = 5,44 – 2,24 = 3,2 gam

Ta có : mCu = 3,2 gam < mY = 4,04 gam

=> mY = 4,04 gam gồm mCu = 3,2 gam; mFe = 4,04 – 3,2 = 0,84 gam

=> mFe phản ứng = 2,24 – 0,84 = 1,4 gam

=> nFe phản ứng = 1,4 : 56 = 0,025 mol

=> nFe = nFe(NO3)3 = 0,025.242 = 6,05 gam

Xem đáp án và giải thích
Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2↑ c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2O --dp--> 2H2↑ + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Đáp án:

Vì trong phòng thí nghiệm, khí hiđro thường được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.

→ Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết trong các chất sau: CH3 – CH3 ; CH≡ CH; CH2 = CH2; CH4; CH≡ C – CH3. a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử. b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết trong các chất sau:

CH3 – CH3 ; CH≡ CH; CH2 = CH2; CH4; CH≡ C – CH3.

a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử.

b) Chất nào làm mất màu dung dịch brom?


Đáp án:

a) Có hai chất: CH≡ CH và CH≡ C – CH3 có liên kết ba.

b) Có ba chất làm mất màu dung dịch brom: CH≡ CH; CH2 = CH2 và CH≡ C – CH3.

Xem đáp án và giải thích
Lập các phương trình hóa học sau và cho biết As, Bi và Sb2O3 thể hiện tính chất gì? a) As + HNO3 → H3ASO4 + H2O b) Bi + HNO3 → Bi(NO3)3+ NO + H2O c) Sb2O3 + HCl → SbCl3 + H2O d) Sb2O3 + NaOH → NaSbO2 + H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập các phương trình hóa học sau và cho biết As, Bi và Sb2O3 thể hiện tính chất gì?

a) As + HNO3 → H3ASO4 + H2O

b) Bi + HNO3 → Bi(NO3)3+ NO + H2O

c) Sb2O3 + HCl → SbCl3 + H2O

d) Sb2O3 + NaOH → NaSbO2 + H2O


Đáp án:

a) As + 5HNO3 → H3ASO4 + H2O + 5NO2 (As: chất khử)

b) Bi + 4HNO3 → Bi(NO3)3+ NO + 2H2O    (Bi: chất khử)

c) Sb2O3 + 6HCl → 2SbCl3 + 3H2O (Sb2O3 đóng vai trò bazơ)

d) Sb2O3 + 2NaOH → 2NaSbO2 + H2O (Sb2O3 đóng vai trò axit)

Vậy Sb2O3 là hợp chất lưỡng tính.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…