Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.

 

Đáp án:

Một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên như calcium fluoride, sodium chloride, …

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là


Đáp án:
  • Câu A. +1

  • Câu B. +2

  • Câu C. +3

  • Câu D. +4

Xem đáp án và giải thích
Hidrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: buta-1,3- đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni,to) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Đáp án:

– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNOtan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó  H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
HỢP CHẤT CỦA SẮT
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của V.

Đáp án:
  • Câu A. 3,36 (lít).

  • Câu B. 8,4 (lít).

  • Câu C. 5,6 (lít).

  • Câu D. 2,8 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.



Đáp án:

Hợp kim Zn và Cu phản ứng với HCl thì chỉ có Zn phản ứng tạo khí còn Cu không phản ứng.

Các phản ứng hóa học xảy ra:

Zn +  2HCl → ZnCl2  + H2↑ (1)

3H2 + Fe2O3  →  2Fe + 3H2O  (2)

Theo đề, khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu) → m giảm = m O trong oxit = 9,6 → n O trong oxit  = 0,6 mol

→ n Fe2O3 = 0,6: 3= 0,2 mol →theo (2) n H2 = 3n Fe2O3 = 0,6 mol

Theo (1) n Zn = n H2 = 0,6 mol → m Zn = 0,6.65= 39g

→ % m Zn = 39% → % m Cu= 61%.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…