Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 2,84%.

  • Câu B. 3,54%. Đáp án đúng

  • Câu C. 3,12%.

  • Câu D. 2,18%.

Giải thích:

Gọi a, b, c là số mol của Fe2+, Fe3+ và O2- trong X

mX = 56a + 56b + 16c = 26,6 + 0,3.32 – 0,2.64

                                      = 23,4 (1)

Cho X vào dung dịch HCl

Fe → Fe2+ +2e

a                   2a

Fe → Fe3+ + 3e

b                    3b

O + 2e → O2-

c      2c

2H+ + 2e → H2

            0,2    0,1

Theo ĐLBT electron:

2a + 3b – 2c = 0,2 (2)

Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y

Ag+ + Cl- → AgCl

     (2a + 3b)  (2a + 3b)

Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

          a             a

mAg + mAgCl = 135,475

→ 395a + 430,5b = 135,475 (3)

Giải hệ (1), (2) và (3)

→ a = 0,125 mol; b = 0,2 mol và c = 0,325 mol

C%FeCl2 = 0,125.127/(23,4 + 0,85.36,5.100/7,3 – 0,1.2) = 3,542%

→ Đáp án: B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?


Đáp án:

Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào từng dung dịch:

- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là (NH4)2SO4

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O

- Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O

- Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.


Đáp án:

- Ưu điểm : xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm : Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)


Đáp án:

Số mol Fe tham gia phản ứng là: nFe = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

1 → 1 mol

0,1 → 0,1 (mol)

Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là:

VH2 = 22,4. nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Bài tập viết cấu hình electron của nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng):


Đáp án:
  • Câu A. ns2np1.

  • Câu B. ns1.

  • Câu C. ns2np2.

  • Câu D. ns2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…