Dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen đi qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc. a. Viết các phương trình hoá học giải thích các thí nghiệm trên. b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen đi qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.

a. Viết các phương trình hoá học giải thích các thí nghiệm trên.

b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

a)     CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

       CH≡CH + Br2 → CHBr2-CHBr2

       CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓vàng + 2NH4NO3

Khí không bị hấp thụ (hay không có phản ứng) là khí propan (C3H8)

b) 1,68 lít khí không bị dung dịch Br2 hấp thụ là propan

=> 1,68/22,4 = 0,075 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?


Đáp án:

 Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ.

H2 + CuO (đen) --t0-->  Cu (đỏ) + H2O

Xem đáp án và giải thích
Điều chế C2H5OH trong phòng thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế C2H5OH trong phòng thí nghiệm?

Đáp án:
  • Câu A. Cho C2H5Br tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng.

  • Câu B. Cho etilen tác dụng với nước, xúc tác axit, đun nóng.

  • Câu C. Lên men glucozơ.

  • Câu D. Cho CH3CHO tác dụng với H2, xúc tác Ni, đun nóng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M


Đáp án:

Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam

Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M

Xem đáp án và giải thích
Quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.


Đáp án:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Lọc kết tủa: AgC≡CAg và Ag cho vào HCl chỉ có AgC≡CAg phản ứng:

AgC≡CAg + 2HCl → HC≡CH↑ + 2AgCl↓

Phần không tan Y là Ag và AgCl, hòa tan trong HNO3 đặc chỉ có Ag phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2nâu↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…