Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)


Đáp án:

Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;

Cu2+ (a) + 2e (2a) → Cu

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Tại anot: Cl-: b mol; SO2−4: a mol; H2O

2Cl- (b) → Cl2 + 2e (b)

Hết Cl-: 2H2O − 4e → 4H+ + O2

Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ ở catot Cu2+ hết trước Cl- ở anot, còn ở anot Cl- vẫn điện phân ⇒ 2a < b

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của saccarozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. H2O/H+, t0 ; Cu(HO)2, t0 thường

  • Câu B. Cu(HO)2, t0 thường ; dd AgNO3/NH3

  • Câu C. Cu(HO)2, đun nóng; dd AgNO3/NH3

  • Câu D. Lên men; Cu(HO)2, đun nóng

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng 32 gam. X tan hết trong nước thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng Na có trong hỗn hợp X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng 32 gam. X tan hết trong nước thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng Na có trong hỗn hợp X


Đáp án:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x                                      0,5x (mol)

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

y                                       y (mol)

Gọi nNa = x mol; nBa = y mol ⇒ mhỗn hợp = 23x + 137y = 32 gam (1)

Theo phương trình: nH2 = 0,5x + y = 0,3 mol (2)

Thế y = 0,3 – 0,5x vào (1) ta được: 23x + 137.(0,3 - 0,5x) = 32 gam

Tính được : x = 0,2mol; y = 0,3 - 0,5.0,2 = 0,2mol

⇒ mNa = nNa.MNa = 0,2.23 = 4,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào?


Đáp án:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch HF.

Xem đáp án và giải thích
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.


Đáp án:

Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là x, y (trong 100 ml dung dịch A)

A + HCl : C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)

Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295 : 129,5 = 0,01 (mol)

A + dd Br2:

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr (2)

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr (3)

Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:

nHBr = (300 x 3,2%) : 160 = 0,06 (mol) => 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol

CM anilin = CM phenol = 0,01 : 0,1 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử 


Đáp án:

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).

Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17

Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…