Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch nào?


Đáp án:

 Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có ?

Đáp án:
  • Câu A. NO2.

  • Câu B. H2S.

  • Câu C. CO2.

  • Câu D. SO2.

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch X chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu dược V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là gì?


Đáp án:

Phản ứng tạo khí: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Có khí thoát ra chứng tỏ (2) đã xảy ra, vậy CO32-đã phản ứng hết

Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong Y có HCO3-.

Vậy sau phản ứng (2) HCl đã hết.

nCO2 = nHCl(2) = nHCl – nHCl(1) = a – b (mol)

V = 22,4(a-b)

Xem đáp án và giải thích
Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây? Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đáp án nào đúng trong các đáp án sau đây?

Trong nguyên tử hiđro electron thường được tìm thấy


Đáp án:
  • Câu A. trong hạt nhân nguyên tử.

  • Câu B. bên ngoài hạt nhân, song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

  • Câu C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân, vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.

  • Câu D. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân, vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hãy tính xem khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- , giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hãy tính xem khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- , giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su


Đáp án:

Giả sử n là số mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-:

(-C5H8-) + 2S → C5nH8n-2S2

%S = (2.32.100)/(68n + 62) = 2 → n = 46

Vậy khoảng 46 mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:

K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3


Đáp án:

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.

Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:

MgSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2

Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3

6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…