Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu 1.

Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

Câu 2.

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 3.

Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là


Đáp án:
  • Câu A. 22,3.

  • Câu B. 19,1. Đáp án đúng

  • Câu C. 16,9.

  • Câu D. 18,5.

Giải thích:

Câu 1.

H2NC3H5(COOH)2 + 2NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + 2H2O

nGluNa2 = nGlu = 0,1 → mGluNa2 = 19,1 gam

Câu 2.

Gọi a, b, c là số mol của Fe2+, Fe3+ và O2- trong X

mX = 56a + 56b + 16c = 26,6 + 0,3.32 – 0,2.64

                                      = 23,4 (1)

Cho X vào dung dịch HCl

Fe → Fe2+ +  2e

a                   2a

Fe → Fe3+ + 3e

b                    3b

O + 2e → O2-

c      2c

2H+ + 2e → H2

            0,2    0,1

Theo ĐLBT electron:

2a + 3b – 2c = 0,2 (2)

Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y

Ag+ + Cl- → AgCl

     (2a + 3b)  (2a + 3b)

Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+

          a             a

mAg + mAgCl = 135,475

→ 395a + 430,5b = 135,475 (3)

Giải hệ (1), (2) và (3)

→ a = 0,125 mol; b = 0,2 mol và c = 0,325 mol

C%FeCl2 = 0,125.127/(23,4 + 0,85.36,5.100/7,3 – 0,1.2) = 3,542%

→ Đáp án: B

Câu 3.

Ta có: ME = 26 => có hidrocacbon có M < 26 => CH4

=>E có dạng CyH4

ME = 12y + 4 = 26 => y = 11/6

C11/6H4 + O2  → 11/6CO2 + 2H2O

a-------------------11a/6-------2a

BTNT O => 2.0,85 = 2.(11a/6) + 2a => a = 0,3

Ta có: k = (2.(11/6) + 2 – 4) : 2 = 5/6

=>nBr2 = x = (5/6).0,3 = 0,25 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.

  • Câu B. Metyl fomat không tạo liên kết hiđro với nước.

  • Câu C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn bằng phản ứng hóa học với các chất đó.

  • Câu D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

Xem đáp án và giải thích
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học. b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.

a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

VHCl = 200ml = 0,2 lít

nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.

Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.

a) Phương trình phản ứng hóa học :

Cu + 2HCl        --> CuCl2 + H2

x         2x

Fe2O3  + 6HCl  --> 2FeCl3 + 3H2O

y               6y

b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:

nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol

nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol

⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)

mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g

Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g

⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)

Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7

⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol

Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol

⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g

mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g

Xem đáp án và giải thích
Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít. Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra. Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra. Bạn nào đúng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít.

   Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.

   Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.

   Bạn nào đúng?


Đáp án:

Bạn thứ 2 đúng. Khi đun nóng các phân tử chuyển động nhanh hơn về nhiều phía do đó khoảng cách giữa các phân tử giãn ra nên thể tích tăng lên 1 chút.

Xem đáp án và giải thích
Tìm giá trị m gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 22,7.

  • Câu B. 34,1.

  • Câu C. 29,1.

  • Câu D. 27,5.

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Fe2+, Al3+. Trình bày cách tách và nhận biết mỗi ion từ dung dịch của hỗn hợp.


Đáp án:

∗ Cách tách 2 ion từ hỗn hợp:

- Cho NaOH đến dư vào hỗn hợp ta thu được hai phần : kết tủa là Fe(OH)3, dung dịch là NaAlO2, NaOH dư

Fe2+ + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2Na+

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

Al3+ + 3NaOH → 2Na+ + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

- Tách kết tủa: hòa tan kết tủa trong HCl thu được muối

Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + 2H2O

 

Sau đó cho Fe vào dd để thu được muối Fe2+

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

Hòa tan kết tủa trong HCl thu muối Al3+

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

∗ Nhận biết mỗi ion từ hỗn hợp

Cho NaOH vào hỗn hợp hai cation, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2 đem để ngoài không khí thấy có kết tủa nâu đỏ đó là Fe(OH)3 ⇒ chứng tỏ có ion Fe2+

Nếu thấy dung dịch có kết tủa keo trắng sau đó tan ra trong NaOH dư thì có ion Al3+.

PTHH: tương tự như phần tách chất.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…