Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được VCO2: VH2O = 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của este đó là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu 1.

Đốt cháy hoàn toàn 10 ml một este cần dùng hết 45 ml O2, thu được VCO2: VH2O = 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thấy thể tích giảm 30 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của este đó là:

Câu 2.

Đốt cháy hoàn toàn m gam este đơn chức X cần 11,2 lít khí oxi (đktc) thu được 24,8 gam hỗn hợp CO2 và nước có tỉ khối so với H2 là 15,5. Công thức phân tử của X là:

Câu 3.

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:
  • Câu A. C8H6O4

  • Câu B. C4H6O2. Đáp án đúng

  • Câu C. C4H8O2

  • Câu D. C4H6O4.

Giải thích:

Câu 1.

Ngưng tụ sản phẩm cháy thì thể tích giảm đi 30 ml. Đây chính là thể tích của nước.

Ta có VH2O = 30 ml suy ra VCO2= 40 ml

Đặt công thức của este X là CxHyOz

Phương trình đốt cháy:

CxHyOz + (x + y/4 – z/2) O2 → x CO2+ y/2 H2O

10 ml →10(x+ y/4-z/2)                10x    10.y/2 ml

Vậy VCO2 = 10x = 40 ml

=> x = 4.

VH2O = 10.y/2= 30

=> y = 6

VO2 = 10.(x + y/4 - z/2) = 45 ml

=> z = 2

Vậy công thức phân tử của este X là C4H6O2

Câu 2.

Đặt nCO2= x mol; nH2O= y mol

Ta có: mhỗn hợp= 44x + 18y = 24,8 gam;

Mhh = 15,5.2 = 31

nhỗn hợp= x + y= 24,8/31= 0,8 mol

Giải hệ trên ta có x = 0,4 và y= 0,4

Do nCO2= nH2O nên este X là este no, đơn chức, mạch hở có công thức là CnH2nO2

CnH2nO2 + (3n - 2)/2O2 → nCO2+ nH2O

a → a.(3n-2)/2 an mol

Ta có nCO2 = an = 0,4 mol;

nO2 = a(3n-2)/2 = 0,5 mol

Suy ra a = 0,1, n = 4.

Vậy công thức phân tử của X là C4H8O2.

Câu 3.

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200 ml dung dịch chứa 2 muối Cu(NO3)2 xM và AgNO3 yM với cường độ dòng đíện 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, người ta thấy khối lượng catot tăng thêm 3,44 gam. Giá trị của y là?


Đáp án:

Số mol muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch lần lượt là 0,2x và 0,2y

Điện lượng đi qua dung dịch là q = It = 0,804.2.3600 = 5788,4 (C)

Giả sử tại catot chỉ có Ag+ bị điện phân. Vậy : nAg+ = 0,06 mol

Khi đó: khối lượng Ag kết tủa trên catot là: 0,06.108 = 6,48 gam > 3,44 gam

Như vậy: lượng Ag+ thực tế bị điện phân ít hơn. Tức là điện lượng đi qua dung dịch phải điện phân cả Ag+ và Cu2+.

Các quá trình xảy ra: Ag+ +1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Gọi số mol Cu2+ bị điện phân là a

Theo đề ta có:

Tổng khối lượng kim loại tạo ra ở catot: 108.0,2y + 64a = 3,44 (1)

Điện lượng đi qua bình điện phân : (0,2x + a).F = 5788,8 (2)

Giải hệ (1) và (2) suy ra: y = 0,2 và x = 0,02

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.



Đáp án:

 (mol) 

 naxit dư = 0,05 mol

nmuối = 0,05 mol  

 Mmuối = 82 g/mol.

Vậy axit X là CH3COOH.

nCH3COOH ban đầu = 0,2 mol ; nCH3COOH phản ứng = 0,15 mol

nR'OH = 0,15 mol ; MR'OH = 60 g/ mol.

Ancol Y là 



Xem đáp án và giải thích
Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?


Đáp án:

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là :

Hiện tượng hóa học có sự xuất hiện chất mới ; hiện tượng vật lí vẫn giữ nguyên chất ban đầu (nghĩa là chỉ thay đổi về hình dạng, trạng thái….).

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng xà phòng hóa tristearin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?


Đáp án:
  • Câu A. C17H35COONa

  • Câu B. C17H33COONa

  • Câu C. C15H31COONa

  • Câu D. C17H31COONa

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là gì?


Đáp án:

- Từ [OH-]= 1,5.10-5 (M) suy ra:

Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

xoilac tv
Loading…