Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân peptit trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:


Đáp án:
  • Câu A. 22,6

  • Câu B. 18,6

  • Câu C. 20,8 Đáp án đúng

  • Câu D. 16,8

Giải thích:

- Ta có: nGlyNa = nAlaNa = nGly-Ala = 14,6/146 = 0,1 mol; Þ mmuối = 97nGlyNa + 111nAlaNa = 20,8 g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau : a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :

a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.


Đáp án:

a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :

x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2

Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.

b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%

Gọi công thức oxit là: CxHy

⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1

Vậy oxit là: CO

c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%

Gọi công thức là: MnxOy

x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7

Vậy oxit là: Mn2O7

d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%

Gọi công thức của oxit là: PbxOy

x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2

Vậy công thức oxit là: PbO2

Xem đáp án và giải thích
Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?


Đáp án:

Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.

Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan  để sử dụng đun nấu hay chạy máy …

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.


Đáp án:

- H2SO4 là chất điện li mạnh vì vậy bóng đèn sáng.

H2SO4 → 2H+ + SO42-

- Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào xảy ra phản ứng

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

Nồng độ SO42- và H+ giảm đi do tạo thành chất khó tan BaSO4 và chất kém điện li H2O, nên bóng đèn sáng yếu đi.

- Khi dư dung dịch Ba(OH)2 nồng độ các ion trong dung dịch tăng (Ba(OH)2 là chất điện li mạnh) bóng đèn sáng trở lại.

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau: a. Glucozơ, glixerol, andehit axetic. b. Glucozơ, saccarozơ, glixerol. c. Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:

a. Glucozơ, glixerol, andehit axetic.

b. Glucozơ, saccarozơ, glixerol.

c. Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột.


Đáp án:

a/

PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

b/

PTHH:

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O --t0--> C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Hai mẫu thử còn lại ta đun nóng với xúc tác H+, sau đó đem sản phẩm cho phản ứng với AgNO3/NH3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng là saccarozo.

Saccaroz  + H2O --H+,t0--> Glucoz + Fructoz

C5H11O5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O --t0--> C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Còn lại là glixerol.

c/

Trích mẫu thử, chọn thuốc thử: I2 và dd AgNO3/NH3

Hiện tượng

Cho I2 vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào dung dịch chuyển sang màu xanh tím là hồ tinh bột.

Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào hai mẫu thử còn lại mẫu thử nào có kết tủa trắng là andehit axetic

PTHH:

 

Xem đáp án và giải thích
Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết Phương trình hóa học (nếu có) của chúng với naOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic): C2H5COOH;CH3CH2OH;CH3COOH;CH3CH2CH2OH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Những hợp chất nào dưới đây có cùng nhóm chức? Hãy viết công thức của chúng dưới dạng R – nhóm chức và dùng công thức ở dạng đó để viết Phương trình hóa học (nếu có) của chúng với naOH (dựa vào tính chất hóa học của etanol và axit axetic):

C2H5COOH; CH3CH2OH; CH3COOH; CH3CH2CH2OH.


Đáp án:

CH3COOH và C2H5COOH tác dụng được với NaOH.

CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH có cùng nhóm chức ancol.

CH3COOH + NaOH→CH3COONa + H2O

CH3CH2CH2OH + NaOH→C2H5COONa+H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…